TỔ CHỨC
GIỚI THIỆU
NỘI DUNG
DIỄN GIẢ

ĐĂNG KÝ NGAY

NGUỒN AN là khóa học được thiết kế và tổ chức từ trái tim của
người đồng hành Nguyễn Ngọc Điền - Sáng lập Gánh Văn 

Đây là chương trình không thu phí, trao giá trị cho cộng đồng góp phần
đáp đền và tri ân những gì đã nhận với tất cả lòng biết ơn.
Nguồn An là khóa học hướng về bức tranh lớn về tâm thức, cuộc đời… giúp người học có góc nhìn để thông qua đó có thể có chiến lược sống thiền, sống bình an giữa đời nhân thế.

Tại NGUỒN AN, quý bà con, cô chú bác... sẽ cùng nhau chia sẻ và học hỏi những bí quyết để lãnh đạo bản thân & kiến tạo bình an nội tâm từ những người đồng hành. Ngoài ra, chương trình còn mang đến những hoạt động trải nghiệm tỉnh thức và kết nối ý nghĩa.

Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá những bí mật, những giá trị cốt lõi nền tảng giúp gia đình bạn thêm hòa hợp và hạnh phúc viên mãn.
Đây là khóa học tâm huyết kết tinh hành trình học tập, trải nghiệm, đau thương, suy nhược thân tâm với rất nhiều sự dính mắc và chuyển hóa của Điền trong hơn 1 thập kỷ qua. Điền cam kết sẽ chia sẻ hết tấm lòng.

Đây là khóa học nghiêng về mindset, thiết lập tư duy nền tảng.

Đây là khóa học phi lợi nhuận thân tặng cộng đồng.

Nếu anh chị mong muốn “trở về nguồn để kiến tạo bình an nội tâm”, thì đây là khóa học có thể phù hợp dành cho mình.

Giới thiệu khóa học "Nguồn An"
Vài điều thấy biết hiện tại
  • Không hiểu đúng về “buông” khiến ta lúc cần buông thì lại nắm, lúc cần nắm thì lại buông... Vì vậy, ta dễ ôm đồm, mất năng lượng, rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, mất ngủ… mà không biết cách tháo gỡ, càng cố gắng thoát ra lại càng dính chặt, càng buông lỏng thì càng hoang mang.

  • Như tôi đây, là một người biết đến và thực hành thiền lâu năm, có thể chia sẻ về lý thuyết rất hay về chữ “buông”, cho đến khi gặp một trận suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể năm 2019.

  • Lúc đó, tôi bị suy nhược nặng, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải rất thiếu sức sống, tâm trí lúc nào cũng căng thẳng vì quá nhiều sự dính mắc, mong muốn kiểm soát mọi thứ, và luôn thấy mình đúng, áp lực phải hoàn hảo… tôi bị mất ngủ triền miên. Đối với một người biết thực hành thiền lâu năm như tôi, đó là một nỗi xấu hổ. Có lần tôi còn nghĩ nếu tiếp tục vầy có khi nào mình “đi Biên Hòa” không ta.

  • Rồi nhân duyên dẫn dắt tôi đến gặp một vị thầy Đông y. Một cuộc gặp ngắn, nhưng đó là một nhân duyên lớn trong cuộc đời tôi. Câu nói của Thầy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

  • - Khi gặp Thầy, tôi liền hỏi: “Dạ con luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Con có bệnh gì không Thầy, hình như là bị gan hay thận gì ạ?”
  • - Thầy cầm tay tôi bắt mạch và nói. “Con không có bệnh gì đâu! – Chỉ là tổng trạng sức khỏe con bị suy giảm do lối sống không điều độ kéo dài quá lâu, và suy nghĩ quá nhiều làm suy nhược thần kinh thôi”
  • - “Vậy hả Thầy?” – Tôi hỏi.
  • - Thầy tiếp lời “Con đã gặp được bài học lớn nhất cuộc đời con” –

  • Tôi mới nghĩ thầm, quái lạ mình mới đi được nữa cuộc đời mà sao Thầy nói bài học lớn nhất cuộc đời của mình được.

  • - Thầy nói tiếp “Con đã với cánh tay ra quá xa so với tầm với của mình”. Thầy tiếp tục giơ cánh tay phải ra và nói tiếp “Cánh tay của con có thế này thôi mà con cố với tay ra xa quá! Trong khi con chỉ cần đưa ra trong tầm với của mình thế này, rồi từ từ ráng thêm từng chút, từng chút thì con đã giúp được bao nhiêu người, làm bao nhiêu thứ rồi”.

  • Thầy nhìn tôi và nói “Chính sự mong cầu và ôm đồm đó làm cho mình quá sức dẫn đến mệt mỏi, cộng thêm suy nghĩ nhiều làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến mất ngủ. Con cần thiết lập lại sự điều độ trong việc ăn, ngủ, sinh hoạt, làm việc!”

  • Như vừa được xối một gáo nước lạnh âm 45 độ, tôi bừng tỉnh, thấm thía từng lời thầy nói, đúng là mình đã quá ôm đồm, quá kiểm soát rồi, mình đã “sống” sai rồi.

  • Sau buổi khám bệnh và khám tâm ấy, tôi quyết định thay đổi cách sống của mình. Tôi không còn chối bỏ tập gym như trước đây nữa, tôi đã nhận ra việc cân bằng thân tâm là quan trọng như thế nào. Tôi buông bỏ bớt công việc, chấp nhận mình là một người còn dở, chấp nhận cho người khác chê mình như thế nào cũng được, nghĩ mình chỉ nhỏ như hạt cát trên sa mạc thôi chứ không phải trung tâm vũ trụ. Điều đó làm tôi thấy nhẹ nhỏm hơn rất nhiều.

  • Dường như tôi càng hiểu ra, càng muốn kiểm soát lại càng bất an, càng muốn bình an thì lại càng bất an. Hạnh phúc là không nắm giữ điều gì, mình càng muốn chống cự nó càng mạnh mẽ hơn. Buông xả hoàn toàn thì sẽ bình an. 

  • Bài học đơn giản ấy vậy mà tám năm rồi tôi mới ngộ ra, dù rất rành về lý thuyết trước đó. Tôi vừa trách nhẹ mình và vừa mừng vì mình vừa khẽ chạm vào tia nắng buông, nó mới ngọt ngào, tươi sáng và ấm áp biết bao. Xin cảm ơn những khổ đau đã cho tôi được chuyển hóa.

  • Để có thể kiến tạo bình an nội tâm, mình phải "ngộ" ra chữ BUÔNG nhiều lắm!
  • Không hiểu đúng về “buông” khiến ta lúc cần buông thì lại nắm, lúc cần nắm thì lại buông... Vì vậy, ta dễ ôm đồm, mất năng lượng, rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, mất ngủ… mà không biết cách tháo gỡ, càng cố gắng thoát ra lại càng dính chặt, càng buông lỏng thì càng hoang mang.

  • Như tôi đây, là một người biết đến và thực hành thiền lâu năm, có thể chia sẻ về lý thuyết rất hay về chữ “buông”, cho đến khi gặp một trận suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể năm 2019.

  • Lúc đó, tôi bị suy nhược nặng, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải rất thiếu sức sống, tâm trí lúc nào cũng căng thẳng vì quá nhiều sự dính mắc, mong muốn kiểm soát mọi thứ, và luôn thấy mình đúng, áp lực phải hoàn hảo… tôi bị mất ngủ triền miên. Đối với một người biết thực hành thiền lâu năm như tôi, đó là một nỗi xấu hổ. Có lần tôi còn nghĩ nếu tiếp tục vầy có khi nào mình “đi Biên Hòa” không ta.

  • Rồi nhân duyên dẫn dắt tôi đến gặp một vị thầy Đông y. Một cuộc gặp ngắn, nhưng đó là một nhân duyên lớn trong cuộc đời tôi. Câu nói của Thầy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.


  • Mình đi chữa lành khắp nơi, mình đi học khắp chốn... nhưng vẫn rất hoang mang về cuộc đời và khi gặp bất an thì không còn nhớ gì hết!
  • Tôi thấy hiện nay, người ta tranh luận nhiều quá, thế giới dường như tranh luận không hồi kết về tất cả mọi chủ đề.

  • Về y học: người ta tranh luận Đông Y – Tây Y, rồi trong Đông Y lại chia ra thành nhiều trường phái, rồi lại tiếp tục tranh luận rất kịch liệt trên các diễn đàn… 

  • Về giáo dục: người ta tranh luận giữa các phương pháp giáo dục, nào là Montessori, Glenn Doman, Steiner… 

  • Về tôn giáo: người ta tranh luận giữa Đạo Phật – Đạo Chúa, rồi trong Đạo Phật lại chia ra Bắc Tông – Nam Tông, rồi trong Nam Tông lại chia ra nhiều phương pháp Thiền, thậm chí trong cùng 01 phương pháp Thiền người ta lại tiếp tục tranh luận…

  • Tranh luận để tìm ra chân sự thật thì tốt, tuy nhiên tranh luận với nhiều sự dính mắc, thì sẽ dẫn đến chối bỏ, dính mắc vào góc nhìn của mình, phương pháp của mình, cách của mình, vị thầy của mình… thì sẽ tự động chối bỏ góc nhìn của người khác.

  • Cái mình cho là đúng hôm nay thì hôm sau không còn đúng nữa, cái mình thấy tốt cho người này, áp dụng với người kia lại không còn tốt nữa… Trong âm có dương, trong dương có âm, vạn vật tương sinh tương khắc mà lớn lên.

  • Khi tâm còn dính mắc vào đúng – sai, hơn – thua, ta dễ rơi vào chối bỏ những gì trái ý mình. Từ đó, tranh luận trở thành tranh cãi, và sự hiểu biết trở thành rào cản ngăn ta chạm đến sự bình an.

  • Càng học mình càng dính mắc, mình càng rơi vào tranh luận đúng sai, càng khắt khe, khó chịu...
  • Càng học càng hoang mang và càng bị “mắc kẹt”, nhập nhằng giữa đạo & đời 
  • Học thì đương nhiên là tốt, tuy nhiên học nhiều cũng có 2 mặt, dễ làm cho mình bị mắc kẹt vào kiến thức của mình, mà trong đạo gọi là “sở tri chướng”, những cái kiến thức của mình nó trở thành chướng ngại cho mình, làm mình không còn có thể đón nhận góc nhìn của người khác nữa, nó bị bám chặt, bị dính mắc, bị mắc kẹt rất là sâu… rồi mình trở thành người rất là bảo thủ… mình nói rất hay nhưng người khác không tiếp nhận nữa…

  • Biết mà chưa thấu Tri thức nếu không được tiêu hóa đúng cách sẽ trở thành gánh nặng. Ta dễ mắc kẹt vào phương pháp, vào vị thầy, vào lý thuyết mà quên mất rằng bản chất của học là để chuyển hóa, chứ không phải để tranh biện đúng sai.

  • Vì lạc vào thế giới nhị nguyên, nhập nhằng giữa đạo và đời nên chưa thể sống thiền thong dong.

  • Khi chưa hiểu rõ bản chất giữa đạo và đời, giữa chân đế và tục đế, giữa bản môn và tích môn, ta dễ bị rối và mất phương hướng. Tưởng rằng tu là rời xa đời, nhưng càng tu lại càng vướng mắc, vì chưa thật sự sống thiền một cách thong dong giữa dòng đời.

  • Vì không thấy được bức tranh toàn cảnh, không hiểu nguyên lý và phương pháp nên không thể ứng dụng tốt.

  • Khi đối diện với khó khăn, bất an, ta thường hành xử theo phản xạ quen thuộc, quên đi những gì đã học. Chưa hiểu rõ nguyên lý, chưa có chiến lược ứng dụng sống thiền giữa đời thường, nên vẫn loay hoay trong những cảm xúc tiêu cực.

  • 4. Càng đi chữa lành thì càng tổn thương, khi gặp bất an, tiêu cực liền quên hết “bí kíp” từng học
  • Không hiểu rõ cấu trúc vận hành của thân tâm, không nhận diện được ý nghĩa sâu xa của cuộc sống, ta dễ mất phương hướng, hoang mang trước những thăng trầm của đời người. 

  • Mặc dù học rất nhiều nhưng mình vẫn cảm thấy hoang mang, nhiều lo lắng, bất an về cuộc đời quá... Mình chưa thể trả lời câu hỏi lớn "Tôi là ai? Tôi đến đây làm gì?"

Nếu mình muốn thấy bức tranh tổng quan về cuộc đời, muốn chỉ nhớ 1 bí kíp duy nhất trong muôn vàn bí kíp để khi hữu sự có thể sử dụng hiệu quả... và tự tin thong dong sống thiền giữa đời nhân thế... thì khóa học này có thể phù hợp với mình đây.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Khóa học này sẽ phù hợp cho những anh chị nào?
  • Những người đang tìm kiếm hành trình nuôi dưỡng hạnh phúc và kiến tạo bình an nội tâm.
  • Những người hoang mang về cuộc đời, mong muốn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh.
  • Những người muốn ứng dụng sống thiền giữa đời thường
  • Những ai muốn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống
  • Những người đang gặp phải nhiều căng thẳng, phiền não... chưa biết cách "buông" được.

Khi hiểu – thấy – biết đủ, con đường thong dong tự khắc mở ra.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Mục tiêu khóa học
  • Hiểu bức tranh tổng quan về cuộc đời, tâm thức, quy luật vũ trụ, nhân duyên…
  • Hiểu về Tỉnh thức (Mindfulness) & Chánh niệm (Sati)
  • Hiểu chiến lược và cách ứng dụng sống  thiền giữa đời thường
  • Hiểu nguyên lý về hạnh phúc, bình an nội tâm
Nền tảng tiếp cận
  • 1. Phương Đông
  • - Đạo học
  • - Thiền học

  • 2. Phương Tây
  • - Khoa học Não bộ/thần kinh
  • - Nền tảng Mindfulness (tỉnh thức)
  • - Tâm lý học (psychology)
  • - Triết lý Stoic

Nội dung học
Thứ Bảy (1/3)
  • 1. Bức tranh lớn về cuộc đời
  • 2. Hướng tiếp cận cuộc sống: “Tự do đầu tiên và cuối cùng” & “Bắt đầu từ đích đến”
  • 3. Ý nghĩa thực sự của cuộc sống? Bản chất con người?
  • 4. Câu hỏi lớn “Tôi là ai? Tôi đến đây làm gì?”
  • 5. 03 sự học lớn nhất của đời người
  • 6. 03 cấp độ tự do
  • 7. 03 sự thật cuộc đời
  • 8. 04 cấp độ phát triển tâm thức
  • 9. Hiểu về chữ Buông
  • 10. Hiểu các cặp phạm trù đối lập, là các khái niệm lõi & quan trọng
  • 11. Tam giác phân tâm học của Sigmund Freud
Nội dung học
Chủ Nhật (2/3)
  • 1. Thực hành chánh niệm trong đời sống
  • 2. 03 cấp độ chuyển hóa hạt giống
  • 3. 03 kỹ thuật tâm lý trong triết lý sống Stoic
  • II. Hiểu về Tỉnh thức (Mindfulness) & Chánh niệm (Sati)
  • 1. Hiểu về Tỉnh thức (Mindfulness) & Chánh niệm (Sati)
  • 2. Cấu trúc vận hành thân tâm dưới góc nhìn phương Tây & phương Đông
  • 3. Tại sao cần phải Tỉnh thức & Chánh niệm dưới góc nhìn Đông - Tây
  • I. Hiểu bức tranh lớn
  • 1. Hiểu về hạnh phúc & hạnh phúc đích thực
  • 2. Hiểu nguyên lý lõi về bình an
  • 3. Chiến lược tiếp cận để đối diện bất an & sống bình an
  • I. Hiểu nguyên lý và chiến lược về hạnh phúc, bình an nội tâm
  • II. Ứng dụng để kiến tạo bình an nội tâm
Gánh Văn Team xin mến chào và đón tiếp bạn đến hành trình THẬT - TỪ - AN
  • Sẽ không cần một nỗ lực ra quyết định như thường ngày, cũng chẳng để đạt được thành tựu gì to lớn trong sự nghiệp mà là một quyết định đơn giản, một chuyến đi cho chính bản thân ta, biết đâu ta sẽ tìm ra những lời giải cho hành trình mơ hồ phía trước.
  • Đây là lúc ta cho phép mình ngưng lại cơn stress dai dẳng và lo âu thâm niên, trở về thiên nhiên tìm lấy sự kết nối với những suối nguồn tươi trẻ, những lời ca tiếng hát, những tiếng cười trong buổi bình minh thức dậy.
  • Hãy cho chúng ta được nhìn thấy và kết nối sâu sắc hơn với những mảnh ghép cuộc đời xung quanh ta, hiểu mình thương mình rồi từ đó hiểu người và thương người lắng sâu.
  • Ta cũng cần những giây phút chăm sóc thân thể và nghỉ ngơi để cảm nhận hơi thở và bước chân, những món ăn ngon lành... trong những phút giây thật bình an và hạnh phúc.
  • Dù là lúc mỏi mệt hay thăng hoa của cuộc sống chúng ta cũng cần cảm nhận những điều ý nghĩa lớn lao hơn thành công và tiền bạc trong cuộc đời, đó chính là bình an nội tâm.
  • Cuộc sống có tính chu kỳ, dù là giai đoạn đỉnh cao hay là lúc thâm trầm thì ta cũng đều cần được nuôi dưỡng, chăm sóc để xây dựng nguồn năng lượng THẬT - TỪ - AN bên trong mình, làm hành trang để có thể sống một đời sống An Vui.  

THAM DỰ HÀNH TRÌNH

Cùng Gánh Văn Team và Thành phố Hạnh Phúc kiến tạo bình an cho chính mình, cho những người thân yêu và cho hành tinh xanh! 

Nguyễn Ngọc Điền

  • Sáng lập Gánh Văn
  • Inner Peace Trainer & Đạo diễn tại Gánh Văn
  • Đồng sáng lập & Trainer tại DNXH Mã Nguồn Hạnh Phúc
  • Ban Chủ Nhiệm Cộng đồng Nhà Lãnh Đạo Tỉnh thức
  • Ban Chủ Nhiệm CLB Sống Thiền
  • Từng là Culture Manager tại Pathway Tuệ Đức
  • Từng là Leader Làng Hạnh Phúc – Hồ Tràm
  • Người thực hành và kiến tạo bình an nội tâm

Hình ảnh các chương trình do Gánh Văn tổ chức

Kết nối với trang web của Gánh Văn

NHẤP VÀO ĐÂY

ĐĂNG KÝ NGAY

🔔 Thông tin của anh chị được bảo mật!
Quý anh chị vui lòng điền thông tin để đăng ký tham dự chương trình.
00
00
00
00

Ngày

Giờ

Phút

Giây

Địa chỉ: 35 Ngô Đức Kế, Phường 12, Bình Thạnh

Heartline: 0972 062 012

Email: nndien.007@gmail.com